Curcumin, một thành phần hóa thực vật trong củ nghệ, được sử dụng như một loại gia vị và một dạng thuốc mỡ trị viêm ở Ấn Độ trong nhiều thế kỉ qua. Curcumin (diferuloylmethane) không tan tương đối trong nước, nhưng hòa tan trong acetone, dimethylsulphoxide, và ethanol. Curcumin thương mại chứa 10-20% curcuminoids, desmethoxycurcumin, và bisdesmethoxycurcumin và chúng cũng hiệu quả như curcumin tinh khiết. Dựa vào một số nghiên cứu lâm sàng về chất tạo ung thư cho thấy một liều 3.6g curcumin uống hằng ngày có hiệu quả trên ung thư đại tràng và ủng hộ những nghiên cứu tiếp theo về curcumin trong các nghiên cứu lâm sàng pha II. Bên cạnh tác dụng kháng ung thư, curcumin còn có hiệu quả trong việc chống lại một số điều kiện bệnh tật, trong cả những nghiên cứu tiền lâm sàng invitro và invivo. Các nghiên cứu hiện tại đang chú ý đến tầm quan trọng của curcumin như một tác nhân chống viêm và gợi ý rằng tác dụng của curcumin là do sự tăng điều hòa của việc hoạt hóa PPAR- (peroxisome proliferator-activated receptor- ).
1. Giới thiệu.
Cây nghệ, Curcuma longa Linn., một loại cây lâu năm thuộc họ Gừng, Zingiberaceae, và được trồng trọt ở một số vùng châu Á. Thân rễ của cây, được xem như là rễ của loài cây này, là phần hữu dụng nhất và được dùng như chất gia vị hằng ngày trong vài thế kỉ qua. Nó cũng được dùng bằng cả đường uống và dạng thuốc mỡ bôi da để trị nhiều dạng rối loạn khác nhau. Nó được sử dụng rộng rãi trong nền y học cổ truyền Ấn Độ Ayurvedic để trị các rối loạn về gan, chứng biếng ăn, ho, các vết thương do tiểu đường, viêm khớp dạng thấp và viêm xoang. Các bản thảo cổ của y học Ấn Độ đã miêu tả các ứng dụng của nghệ trong các bệnh về viêm, trị lành vết thương và các vấn đề về bụng.
2. Tác động có lợi.
Sau một thời gian dài được sử dụng trong nền y học cổ Ayurvedic, khoa học hiện đại đã khám phá ra những ích lợi của Curcumin lên một số bệnh khác nhau. Curcumin được chứng minh có tác dụng kháng ung thư nhờ khả năng ức chế sự biến đổi, hình thành khối u, phát triển khối u, xâm nhập, hình thành mạch máu, và sự di căn. Nó cũng được chứng minh có tác dụng phụ thuộc liều giúp ngăn cản về mặt hóa học các chất tạo ung thư ruột kết, tá tràng, dạ dày, thực quản và miệng. Người Ấn Độ hay dùng Nghệ để chế biến thức ăn nên ít bị ung thư ruột kết. Ngoài ra, Curcumin còn có tác dụng chống lại chứng xơ vữa động mạch và nhồi máu cơ tim. Curcumin cũng có thể làm giảm đường huyết và mức HbA1c trên những mẫu chuột bị gây tiểu đường type 2. Curcumin làm giảm các phá hủy oxy hóa, viêm, thiếu hụt chức năng nhận thức, và sự tích lũy amyloid ở những bệnh nhân Alzheimer. Ngoài ra, Curcumin còn có tác động bảo vệ trong bệnh xơ hoá nang, chống lại các virus gây suy giảm chức năng miễn dịch và bệnh gan do uống nhiều rượu.
Việc điều trị với Nghệ ở nhóm động vật đang điều trị vết thương giúp sản xuất một lượng lớn macrophages, neutrophils và các nguyên bào sợi so với nhóm không được điều trị. Việc điều trị dẫn đến việc tăng cường sản xuất fibronectin và collagen bởi fibroblast và tăng tỉ lệ hình thành các mô, cho thấy hiệu quả tăng cường điều trị vết thương. Curcumin còn được nhận thấy có tác dụng điều chỉnh sự hình thành các mạch máu và việc hình thành các mạch máu không kiểm soát được có liên quan đến một số trạng thái bệnh như sự phát triển của khối u và sự di căn, viêm khớp dạng thấp, bệnh thận do tiểu đường và các u mỡ. Nghệ cũng có tác dụng chống oxy hóa mạnh so với vitamin C và E. Stress oxy hóa đóng vai trò chủ chốt trong bệnh nguyên của một số bệnh như chứng thiếu máu cục bộ cơ tim, thiếu máu não, xuất huyết, shock, thiếu oxy máu và ung thư. Trên các nhóm có vết thương xuất huyết, điều trị trước với Nghệ cho thấy giảm rõ rệt các enzyme gan, aspartate transaminase, và cytokines gan, IL-1α, IL-1β, IL-2, IL-6, và IL-10.
Có lẽ tác động quan trọng nhất của Curcumin là khả năng chống viêm và đó cũng là vấn đề quan tâm chính trong bài này. Chỉ một vài nghiên cứu lâm sàng báo cáo tác dụng của việc sử dụng Curcumin trong các bệnh viêm. Tuy nhiên, Curcumin được biết có khả năng chống viêm trên các động vật thí nghiệm. Và gần đây chúng tôi cũng chứng minh được Curcumin có hiệu quả trong điều trị nhiễm trùng. Các chuột đực Sprague Dawley được tiêm tĩnh mạch 0.2 µmol curcumin, tiếp theo là tiêm truyền liên tục 0.24 μmol/ngày trong 3 ngày thông qua một bơm alzet 2 mL. Sau đó, chuột được chủ động gây nhiễm trùng bằng việc buộc thắt manh tràng và đâm chích (CLP). Hai mươi giờ sau CLP, chuột bị giết , mẫu máu và mô được thu thập lại. Các mẫu máu được phân tích về các tác nhân gây tổn thương mô, alanine aminotransferase, aspartate aminotransferase, lactate, và TNF-α. Đúng như dự kiến, nhiễm trùng làm tăng 2 đến 3 lần hàm lượng của những chất đánh dấu tổn thương này trong máu tuần hoàn. Điều trị trước với Curcumin giúp làm giảm đáng kể hàm lượng của những chất này. Kết quả tương tự được thấy ở nhóm được sử dụng Curcumin 5 giờ sau khi bắt đầu gây nhiễm trùng.
Trong một nghiên cứu khác trên động vật, một nghiên cứu kéo dài 10 ngày được thực hiện sau khi gây CLP trên động vật được điều trị trước với Nghệ trong 3 ngày. Nhiễm trùng gây chết 56-69% chuột trong khi điều trị trước với chuột giúp 100% chuột sống sót sau thời gian 10 ngày quan sát. Do đó, chúng ta đã chứng minh được tác động chống viêm của Curcumin trong các mẫu động vật thí nghiệm gây viêm.
3. Các nghiên cứu tương lai và triển vọng:
Trong bài này, chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của curcumin như một hợp chất kháng viêm. Chúng tôi cũng chứng minh được hiệu quả tích cực của curcumin trong nhiễm trùng do tác động tăng điều hòa PPAR-γ, dẫn đến giảm các cytokine gây viêm, sự phóng thích và thể hiện của TNF-α. Các nghiên cứu trên cả các ligands tự nhiên và tổng hợp của PPAR-γ trên sự nhiễm trùng của các vi sinh vật đa bào cũng được xem xét. Tác động gây chết tự động (apoptosis) và các cơ chế tiềm năng cũng được thảo luận.
Trong tương lai, chúng ta sẽ xem xét kĩ hơn cơ chế tăng điều hòa PPAR-γ gây ra bởi curcumin, dẫn đến sự giảm phóng thích TNF-α. Câu hỏi chính chúng ta cần trả lời là tác động kháng viêm của curcumin là trực tiếp hay gián tiếp. Câu hỏi tiếp theo là liệu chính curcumin hay các chất chuyển hóa của nó là thành phần hoạt tính có tác dụng chống viêm.